Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, vượt bậc như hiện nay thì việc các doanh nghiệp sở hữu các website đã không còn là điều xa lạ. Đây là nơi để các đơn vị cập nhật tin tức về hoạt động công ty, bán sản phẩm và thực hiện nhiều mục đích khác. Vậy website là gì và ý nghĩa của chúng là gì.
Định nghĩa website
Website hay còn có tên gọi khác là trang mạng hay trang web. Khái niệm trang web là một tập hợp bao gồm hình ảnh, văn bản, thông tin, video clip…của các đơn vị tổ chức, cá nhân, công ty, doanh nghiệp nằm ở trên một tên miền chính (domain) hoặc tên miền phụ (subdomain) ở trên hệ thống World Wide Web của Internet và được lưu trữ dữ liệu trên hệ thống máy chủ (server). Chính bởi vậy, người ta gọi website là cổng thông tin điện tử. Thuật ngữ này đôi khi bị nhầm lẫn với khái niệm web page.
Website có thể được xây dựng nên bằng rất nhiều các loại ngôn ngữ lập trình khác nhau (ví dụ như PHP,.NET, Java, Ruby on Rails,…) Người dùng có thể truy cập website thông qua mạng Internet. Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dễ dàng bằng giao thức HTTP hoặc là HTTPS. Website có thể được triển khai xây dựng từ những tệp tin HTML (là website tĩnh) hoặc có thể vận hành bằng các CMS chạy ở trên hệ thống máy chủ (website động). Như vậy với thông tin trên bạn đã có thể hiểu được web site là gì.
Phân loại website
Bên cạnh website là gì, nhiều người cũng tò mò về việc có bao nhiêu loại website đang tồn tại.
Phân loại theo mục đích sử dụng
Nếu xét theo đối tượng sử dụng, người ta chia website ra thành 4 loại:
- Website dành cho các đơn vị doanh nghiệp
- Website dành riêng cho cá nhân
- Website của cơ quan chính phủ
- Website bán hàng
- Các loại website khác: web rao vặt, web thương mại điện tử…
Phân loại theo cấu trúc website
Ngoài ra nếu như xét theo cấu trúc lập trình, website sẽ được phân chia thành 2 loại chính như sau:
Web tĩnh
Nếu băn khoăn web là cái gì thì chắc chắn bạn không thể không biết đến web tĩnh. Đây là các website sử dụng những đoạn mã HTML, CSS, video, audio, hình ảnh,… để tạo nên một giao diện website hoàn chỉnh. Web tĩnh được lưu trữ thành các tập tin dưới dạng .html hoặc .htm, và ở dạng cố định, không thể thay thế, chỉnh sửa được. Web tĩnh sẽ rất khó thay đổi giao diện. Nếu như bạn không hiểu biết rõ về HTML, bạn sẽ rất khó khăn để thực hiện chúng vì không có đủ khả năng tạo ra những tương tác web.
Web động
Web động là những trang website không có nội dung cố định, có thể chỉnh sửa, hoặc là thêm trang tùy biến. Những ngôn ngữ sử dụng để lập trình website động quen thuộc, thường thấy nhất là: Java, PHP, ASP, ASP.NET, Python,… Trong số đó, PHP và ASP.NET là 2 loại ngôn ngữ đang được sử dụng một cách phổ biến rộng rãi nhất hiện nay.
Phân loại theo lĩnh vực hoạt động
Phân loại website theo lĩnh vực hoạt động vô cùng phổ biến với những người dùng internet. Đối với các công ty thiết kế web thì đây là căn cứ để họ tạo ra các mẫu giao diện web phù hợp với nhu cầu của khách hàng như: thiết kế website bán hàng, thiết kế website tin tức, thiết kế web nội thất, website bất động sản, web du lịch, web ẩm thực, web mỹ phẩm, web thời trang…
Hướng dẫn tạo website đơn giản nhất
Nếu bạn muốn tạo website miễn phí có thể thực hiện những cách như sau:
Cách tạo trang web miễn phí bằng WordPress
WordPress là nền tảng cho phép người dùng có thể tự tạo ra được một website với một kho những giao diện mẫu đẹp đã có sẵn. Các thao tác thực hiện thiết kế website wordpress khá đơn giản, không hề khó khăn. Người dùng chỉ cần đăng ký một tài khoản trên trang wordpress.com, sau đó thoải mái sáng tạo web theo ý thích của mình.
WordPress cung cấp hàng loạt những mẫu giao diện miễn phí và có phí rất đẹp mắt, tùy theo nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn ra mẫu phù hợp nhất với sở thích. Ưu điểm của thiết kế website bằng WordPress là vô cùng đơn giản, dễ vận hành sử dụng và cũng cung cấp khá nhiều tính năng hữu ích. Tuy nhiên nhược điểm của nền tảng này đó là vấn đề bảo mật không thực sự tốt. Người dùng phải kiểm tra website thường xuyên để biết chắc web của mình vẫn an toàn.
Cách tạo trang web miễn phí bằng Wix
WIX là một địa chỉ trang web cho phép thiết kế xây dựng website miễn phí khá phổ biến với những người dùng ở Châu Âu, tuy nhiên Wix hiện nay vẫn còn khá xa lạ với người Việt. Tuy nhiên đây là một nền tảng rất thú vị và vô cùng thuận tiện.
Người dùng có thể dễ dàng thực hiện các thao tác để tạo ra một trang website đẹp mắt ở trên WIX cho bất cứ lĩnh vực ngành nghề nào. Bạn chỉ cần tạo một tài khoản tại trang web WIX và sau đó là tiến hành lựa chọn một mẫu giao diện web đẹp mắt, phù hợp với các gói sản phẩm dịch vụ, cuối cùng là tùy chỉnh những hạng mục, chuyên mục theo ý thích của mình. Một điều vô cùng tiện lợi của nền tảng WIX là người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh, thay đổi giao diện chỉ bằng cách là nhấn đúp chuột trực tiếp vào những vị trí cần thay đổi hay chỉnh sửa ở trên website. Có rất nhiều giao diện web đẹp trên WIX mà bạn có thể lựa chọn.
Cách xây dựng trang web miễn phí bằng Blogger
Blogger là một nền tảng trực tuyến được cung cấp miễn phí bởi công ty Google. Nền tảng này cho phép bạn có thể tự tạo nên một trang web cá nhân với một hình thức giao diện vô cùng nhanh chóng, đơn giản và rất dễ sử dụng. Nền tảng blogger này đặc biệt phù hợp với việc thiết kế website tin tức và blog cá nhân. Ưu điểm của hình thức lập web này là người dùng sẽ không bị giới hạn về băng thông và người dùng cũng không cần mua hosting. Bởi hosting đã được cung cấp miễn phí bởi Google. Chỉ với một tài khoản Google là người dùng đã có thể bắt đầu tạo ra một trang web hoàn chỉnh bằng Blogger.
Xây dựng trang web miễn phí bằng Weebly
Weebly được biết đến là một nền tảng hỗ trợ xây dựng trang website miễn phí tương đối phổ biến trên thế giới. Đây là nền tảng được đánh giá là rất dễ thao tác, có thể dễ dàng sử dụng, giao diện quản trị bắt mắt, đơn giản và rất dễ nhìn, bắt mắt, phù hợp với những người không có quá nhiều kinh nghiệm về kỹ năng thiết kế.
Người dùng chỉ cần kéo thả để điều chỉnh những nội dung hiển thị theo như ý muốn, sở thích của bản thân mình. Nếu muốn cách lập website là gì bạn hãy tham khảo ngay Weebly. Những phương pháp trên chỉ tại ra những trang web có chức năng cơ bản, không có nhiều tính năng phục vụ công việc. Để tạo ra một website chuyên nghiệp, phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng cao cấp hơn thì bạn nên sử dụng dịch vụ thiết kế website chuẩn seo.
Hướng dẫn kiểm tra nguồn gốc trang web
cách kiểm tra nguồn gốc trang web bằng Whois vô cùng đơn giản, dễ dàng như sau:
Kiểm tra trang web của nước nào bằng Whois
Bước 1: Truy cập vào trang whois lookup, gõ địa chỉ của website mà bạn cần kiểm tra
Ở đây, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy địa chỉ IP của trang web và vị trí của IP. Điều này sẽ cho biết được website là thuộc về nước nào. Đây là thông tin quan trọng khi xác minh về nguồn gốc trang web.
Kiểm tra thông tin chủ sở hữu website bằng Whois
Ngoài việc tìm hiểu thông website thuộc về nước nào thì thông tin về chủ sở hữu trang web cũng sẽ nói lên được nguồn gốc thực sự của trang.
Bước 1: Tìm kiếm địa chỉ website ở trên trang Whois Lookup
Bước 2: Kéo xuống chuyên mục “Domain Profile”
Tại đây, người dùng sẽ biết được các thông tin quan trọng về tên miền như:
- Registrant: Người đăng ký tên miền
- Registrant Org: Tổ chức thực hiện đăng ký
- Registrant Country: Quốc gia đã đăng ký
- Registrar: Nhà đăng ký tên miền. Bao gồm có thông tin URL, số điện thoại và địa chỉ email liên hệ
- Registrar Status: Trạng thái việc đăng ký tên miền
- Dates: Tuổi đời của tên miền, ngày tháng năm kích hoạt, ngày hết hạn, ngày cập nhật mới
- Name Servers: Tên máy chủ có chứa tên miền
- Tech Contact: Thông tin để liên hệ kỹ thuật
Kiểm tra chính xác thông tin website
Để kiểm tra thông tin trang web bạn làm theo các bước như sau:
Bước 1: Truy cập vào nền tảng Whois Lookup, điền chính xác tên miền website cần thực hiện kiểm tra nguồn gốc
Bước 2: Kéo chuột xuống dưới phần “Website”
Những thông tin có liên quan đến nguồn gốc của trang web sẽ được hiển thị như sau
- Website Title: Tiêu đề của trang
- Server Type: Kiểu của máy chủ
- Response Code: Mã phản hồi
- Thống kê link: Internal link (link nội bộ), Outbound
Những lợi ích của trang website
Bên cạnh website là gì nhiều người cũng băn khoăn lợi ích của trang web đối với doanh nghiệp là gì
Cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ
Trang web giúp cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp. Quản trị web của doanh nghiệp có thể cung cấp các nội dung đa dạng lên trang web mà không bị giới hạn. Điều này giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với thông tin hàng hóa, sản phẩm của các đơn vị doanh nghiệp.
Website giúp xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ thì điều đầu tiên mà họ làm là tìm kiếm thông tin trên mạng Internet và Google. Ngay lúc này, website sẽ là một công cụ rất tốt để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút thêm nhiều khách hàng mục tiêu đến với doanh nghiệp của mình hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Công cụ để thực hiện hoạt động Marketing
Website còn là một trong những yếu tố quan trọng để các đơn vị doanh nghiệp có thể thực hiện các kế hoạch Marketing trực tuyến của mình như chạy SEO, chạy quảng cáo…Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể thu hút được rất nhiều khách hàng tiềm năng.
Với nội dung trên đây bạn đã có thể hiểu website là gì cũng như vì sao các doanh nghiệp nên sử dụng website. Nếu muốn thiết kế web đẹp, cuốn hút thì bạn nên tìm đến dịch vụ chuyên nghiệp.
- 7 bước xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ và startup
- Mã nguồn mở là gì? Những điều cần tìm hiểu về mã nguồn mở
- Telegram là gì? Cùng khám phá ưu thế nổi bật chỉ có tại Telegram so với những ứng dụng nhắn tin khác
- 5 kỹ năng viết bài chuẩn SEO nhất định không thể bỏ qua
- Tận dụng sàn thương mại điện tử để xây dựng thương hiệu